Wednesday, November 28, 2012

Dạy con cách tự vệ.

Cha mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh để bao bọc, giúp đỡ con vượt qua những mối nguy hiểm. Trang bị cho con những hiểu biết đúng đắn và cách xử trí thật bình tĩnh, khôn ngoan là việc mà cha mẹ có thể làm để giúp con mình biết cách tự bảo vệ bản thân chúng.

 

1. Bị bắt nạt
  Những đứa bé chập chững bước vào môi trường học đường hoàn toàn xa lạ rất dễ bị bắt nạt. Có 3 dạng bắt nạt thông thường: bắt nạt bằng hành động (gồm cấu, véo, giật tóc, cắn…), bắt nạt bằng lời nói (bị chê bai, bị gắn cho biệt danh xấu) và bắt nạt bằng cách tẩy chay. Trẻ cho thể chịu một trong ba dạng hoặc có trẻ phải hứng chịu cả ba dạng bắt nạt trên. Cấp mầm non, những kiểu bắt nạt ở trẻ thường chỉ quanh quẩn ở việc giành đồ chơi, giành bút tập sách hoặc do bản tính nóng nảy của kẻ bắt nạt (bạn chơi của trẻ). Ở trẻ lớn hơn, việc bị bắt nạt thường do thói ganh ghét và háu thắng. Khi bị bắt nạt, tùy mức độ, tùy dạng thức, bé sẽ trở nên lo lắng, tự ti, sợ hãi, thu mình lại, kết quả học tập có thể bị giảm sút, xa lánh mọi người… Trẻ nào càng nhút nhát thì tâm lý càng hoảng loạn hơn, có những phản ứng tiêu cực như ngấm ngầm trả thù…. Nếu không được cha mẹ quan tâm và giúp đỡ kịp thời, trẻ sẽ mang nặng nỗi mặc cảm bị ức hiếp, khó hòa nhập với xã hội.
Hướng xử lý: Cha mẹ cần phải bình tĩnh xem xét nguyên nhân dẫn đến tình trạng con bị bắt nạt, nếu vì “xót con” mà dạy trẻ cách trả thù là tuyệt đối không nên. Cũng không nên cách ly con và thẳng tay trừng phạt bạn chơi – kẻ bắt nạt con. Trước tiên, cha mẹ cần hỏi han và lắng nghe con trình bày, sau đó cần xác minh thông tin đó có chính xác không thông qua giáo viên hoặc vài người bạn khác của con, Không được phê phán con, cũng không a-dua theo con một cách máy móc. Dạy cho con biết cách ứng xử nhẹ nhàng nhưng cương quyết để bạn chơi không dám tái diễn trò bắt nạt. Trường hợp căng thẳng, cha mẹ nên trực tiếp “đàm phán” với kẻ bắt nạt hoặc nhờ sự can thiệp của giáo viên.

2. Đi lạc
   Ở lứa tuổi nhỏ và cấp mầm non, đi lạc là trường hợp ít xảy ra với trẻ nhưng một khi đã xảy ra thường khiến cha mẹ lo lắng nhất. Trẻ có thể lạc bất cứ nơi đâu: siêu thị, nhà sách, chợ hoặc thảo cầm viên, công viên, khu du lịch…. Hoặc những dịp đi xem bắn pháo hoa ngày lễ, Tết…
Hướng xử lý: khi trẻ đã biết nói và có khả năng ghi nhớ tốt (thường từ 2,5 tuổi trở lên), cha mẹ nên dạy bé nói và ghi nhớ tên bé (cả tên thật và tên thường gọi ở nhà), tên cha, tên mẹ, số điện thoại của cha mẹ.Cha mẹ nên thường xuyên cho bé “trả bài” để chắc chắn rằng bé đã thuộc lòng và có thể phản ứng tốt trong trường hợp bị lạc (do sợ hãi nhiều bé không nói được tên mình, tên cha mẹ, số điện thoại). Tập cho bé tính dạn dĩ, khi đi ra ngoài, nên cho bé mặc đồ sáng để dễ tìm thấy, cẩn thận hơn, có thể ghi tên bé lên cổ áo. Dạy bé khi nào không thấy cha mẹ thì phải ở yên một chỗ, không được đi theo người lạ trừ những người có thể giúp đỡ bé như bảo vệ siêu thị, hoặc các chú công an, các anh chị thanh niên tình nguyện…. Dạy bé cách nhờ vả những người này gọi điện thoại cho cha mẹ giúp bé.
   Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ có thể đi lạc trên đường từ trường về nhà hoặc lạc khi cùng lớp đi chơi, dã ngoại, picnic… Cũng có thể vì tò mò, trẻ muốn một mình khám phá thêm những con đường khác ngoài con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
Hướng xử lý: hãy đưa con đi học và tập cho trẻ ghi nhớ đường đi cẩn thận, ví dụ trên đường có những hàng quán tên gì, nhà sách nào, đến ngã tư thì quẹo trái, quẹo phải hay đi thẳng thì đến trường. Dặn con phải ghi nhớ địa chỉ nhà chính xác, số nhà, đường nào, phường quận nào… để khi đi lạc có thể hỏi thăm người lớn. Dặn con tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có nhã ý đưa trẻ về nhà mà phải gọi điện cho ba mẹ hoặc người thân, thông báo chỗ mình đang ở để người nhà đến đón.

3. Bị trấn lột, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
   Những trẻ đeo nhiều nữ trang bằng vàng sẽ là mồi ngon của kẻ gian. Thậm trí khi kẻ gian ra tay, dù trẻ chỉ có vài chục ngàn trong người cũng có thể bị chúng tìm cách dụ dỗ trấn lột. Thủ đoạn của đối tượng này thường giống nhau: gạ chuyện, sau đó trở trẻ đi uống nước, rồi lừa trẻ uống thuốc mê hoặc dùng lời ngon tiếng ngọt dụ trẻ cởi nữ trang đưa chúng.
  Hướng xử lý: Tuyệt đối không cho con đeo nữ trang bằng vàng và mang nhiều tiền khi đi học. Cha mẹ hoặc người thân nên trực tiếp mang tiền học phí đi nộp. Dạy con không nên tin lời và đi theo người lạ. Nếu có người lạ dụ dỗ, phải tìm cách báo ngay cho cô chủ nhiệm hoặc bảo vệ trường biết hoặc hô hoán cho những người xung quanh biết để can thiệp.

4. Bị hỏa hoạn
   Hỏa hoạn là những tình huống nguy hiểm hiếm khi xảy ra nhưng lại là những tai nạn dễ gây chết người nhất ở trẻ. Hỏa hoạn đôi khi do sự cố ngoài ý muốn, nhưng cũng có khi do chính trẻ bắt chước người lớn mồi lửa, nấu thức ăn, nướng thịt… và bất cẩn gây cháy lớn. Khi bị hỏa hoạn, trẻ có thể bị bỏng, nặng nhất là chết cháy, chết ngạt.
Hướng xử lý: để tránh hỏa hoạn, cha mẹ không nên để những vật dễ cháy gần tầm tay trẻ như diêm quẹt, bật gas, cồn, dầu lửa, xăng… Ngoài ra, cha mẹ cần phải dạy con những điều sau:
- Dạy con biết cách sử dụng đồ điện và bếp gas chính xác, an toàn. Không cho trẻ nhỏ chơi lửa và nghịch các đồ điện. Dạy trẻ một số biển báo cháy và những đồ điện nguy hiểm không được tự ý sử dụng.
- Chỉ cho trẻ đường thoát hiểm an toàn trong siêu thị, nhà cao tầng, chung cư, rạp chiếu phim và những nơi công cộng khác. Bạn nên thường xuyên đưa ra tình huống nhà bị cháy và tập cho con cách thoát ra ngoài an toàn càng sớm càng tốt thay vì chờ sự ứng cứu của người lớn.
- Với những trẻ lớn hơn, nên cung cấp số điện thoại báo cháy và bắt tre phải thuộc, ngoài ra cũng cần có thêm vài số điện thoại của người thân cận để trẻ gọi cầu cứu.
- Dặn con khi có cháy không được núp trong gầm bàn, gầm giường hoặc các chỗ kín khác vì như thế dễ bị ngạt và ngất xỉu.
- Dạy trẻ không cố mở nắm cửa bằng tay, trẻ có thể bị bỏng do sức nóng của lửa, nên lấy khăn hoặc chăn màn ịn vào nắm cửa để mở. Tìm nước lạnh để tạt ướt khu vực mình đang đứng để chặn ngọn lửa là điều cần thiết nhất mà trẻ có thể làm được.
- Khi thấy cháy, không được chạy lên chỗ cao hơn mà phải chạy xuống thấp để tìm lối ra.
- Nếu cháy trong nhà, trẻ không biết chạy vào đâu thì có thể vào buồng tắm, dùng khăn ước chặm các khe cửa, xả nước đầy bồn tắm, ngâm mình vào đó, gọi điện thoại và chờ cứu hộ.

Theo Mẹ & Con

Thursday, November 22, 2012

Khơi nguồn sáng tạo - Chấp cánh ước mơ.


TƯ DUY VÀ CẢM XÚC CỦA TRẺ MẪU GIÁO QUA TRANH VẼ





   Hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh.

   Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một. Hơn thế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ.
     Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng. Những nét vẽ nghuệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy.
     Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi... Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững. Do đó tranh vẽ của trẻ nhỏ chưa phải là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Một đặc điểm rõ nét trong tranh vẽ của trẻ là tính duy kỉ. Tính duy kỉ làm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ vẽ.
   
 Ví dụ: Trẻ vẽ những đường ngoằn nghèo sau con gà và bảo đó là con gà đang đi vệ sinh. Chúng ta thường có thói quen dùng màu sắc thực tế để tô màu nhưng với trẻ màu sắc không nhất thiết là màu xanh tô lá cây, màu nâu tô cho mặt đất..., điều thú vị nhất khi khám phá các tác phẩm của trẻ là những điều diễn giải thú vị đằng sau những nét vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ.
Khả năng thể hiện tư duy hình tượng và xúc cảm, tình cảm trong tranh vẽ của trẻ được phát triển theo từng lứa tuổi.
   Trẻ 3 tuổi là kiểu tư duy trực quan- hành động chuyển sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng (chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm). Tư duy của trẻ đã đưa vào những hình ảnh hiện có trong óc chứ không chỉ dựa vào những hành động diễn ra bằng tay.

   Trẻ 4 tuổi bắt đầu suy nghĩ, xem xét hoạt động, lựa chọn phương pháp, phương tiện để giải quyết nhiệm vụ tư duy sao cho phù hợp. Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ trẻ xuất hiện loại tư duy trừu tượng, phần lớn trẻ đã biết khả năng suy luận. ở cuối tuổi này trẻ thường sử dụng kí hiệu, sơ đồ để làm điểm tựa. Hành động tư duy lô gíc phát triển nhờ khả năng sử dụng kí hiệu dần dần trẻ đã có tư duy trừu tượng- khái quát khi giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ. Nhờ đó trẻ đã bắt đầu hiểu được chức năng thẩm mỹ của các đường nét, các hình dạng. ở tuổi này, trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh đường nét để vẽ nhiều loại hình học có quan hệ gần gũi với nhau như hình tròn, hình ô van, hình vuông, hình chữ nhật, các hình dạng tam giác như cây, nhà, ô tô, con vật, nhân vật..., khả năng này tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả tự chọn.
    Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới- trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là một bước ngoặt trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính trừu tượng. ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo của vận động, trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược. Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng, sự vật cụ thể. ở độ tuổi này nhiều trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc. Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình qua những bức tranh trẻ vẽ.

Trẻ em nói chung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh vẽ. Cha mẹ, cô giáo và cảnh vật luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan trọng, có tác dụng gợi mở khả năng hội họa của trẻ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu khi trẻ còn nhỏ tuổi. Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ. Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dục sâu sắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác. Vì vậy các bậc cha mẹ không nhìn nhận một cách phiến diện đối với những bức tranh của con cái mình mà cần có thái độ ân cần, quan tâm, hỏi han trẻ xem vì sao trẻ lại làm như vậy, vẽ như thế có ý nghĩa gì? Điều đó sẽ giúp cha mẹ, cô giáo hiểu được những nhận thức, suy nghĩ về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộc sống đời thường thông qua những bức tranh của trẻ. Đồng thời, vẽ tranh còn giúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như khả năng diễn đạt của trẻ. Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của trẻ, quan sát, tư duy theo cách của trẻ thì mới hiểu được tranh của trẻ muốn nói gì.,.

Tuesday, November 20, 2012

Happy Teacher's Day

 Không khí trước ngày lễ.



 

Những cánh thiệp xinh đầy ý nghĩa do các bạn k2 làm tặng các cô Trường T.A.K thân yêu.

    Đón mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam.






Cô trò lớp Pre - Nursery mang đến lễ hội tiết mục hát : " Cô và mẹ ".

  Lớp Nursery 2. Đang trình diễn tiết mục múa : " Cô giáo em "

  
Đến tiết mục hát múa:" Cô giáo " do lớp k1 biểu diễn.


Mang lại nhiều tiếng cười nhất là tiết mục trình diễn thời trang của lớp Nursery 1.

 
 


Và cuối cùng sôi động hơn cả , với tiết mục aerobic : " Bố là tất cả " của lớp k1& k2 biểu diễn.





 



 
Ms Trang đã đến ghé thăm truờng và lớp chúng mình vào ngày đặc biệt này, vậy còn chờ gì nữa , cô trò chúng ta hãy cùng chụp một tấm hình kỉ niệm nào!



Happy Teacher's Day. Trân thành cám ơn sự quan tâm và tình cảm yêu mến của quý phụ huynh và các bé đã dành tặng món quà tinh thần cho giáo viên trong lớp cũng như tập thể các cô trong truờng nhân dịp lễ 20/11.



Friday, November 16, 2012

Cùng bơi nào các bạn ơi!

Buổi snág hôm nay các bạn k2 không có cảm giác gì với khí trời se lạnh mà chỉ thấy các bạn tràn đầy háo hức khi mình chuẩn bị được vui chơi cùng với nước.


 
Vui cười hết cỡ....


Chơi vui và nghịch nước cùng các em k1.

Pha đủ thứ trò chơi với nước.





     Đúng là một ngày cuối tuần thật sảng khoái phải không nào ! Ui da , cô thấy các bạn bơi như vậy là đủ rồi đó, nào hãy cùng lên thay đồ mau mau kẻo nhiễm lạnh đấy!
Thoắt một cái mà đã đến cuối tuần rồi đấy. Ở nhà cuối tuần phải ngoan ngoãn nha các bạn. Chúc quý phụ huynh cùng các bé cuối tuần vui vẻ !!!


Wednesday, November 14, 2012

Cùng thám hiểm thủy cung.

  Bé tìm hiểu về biển.

Trò chuyện với bé về những vùng biển mà bé đã từng được đi biển với ba mẹ .
Biển ở đâu? Bé làm những gì khi đi chơi biển? Con gì sống ở biển ?...
Cả lớp cùng nhau quan sát hình ảnh của biển, các hoạt động ở trên bbiển: tắm biển, vui chơi...; nhữung sinh vật biển và  một số công việc của ngư dân vùng biển .





Hoạt động tiếp theo. Cả lớp cùng nhau chia nhóm tạo mô hình thủy cung khi đã hoàn thành xong các bạn sẽ giới thiệu với cả lớp nghe vý tưởng của mình.







Những ấn tượng của mỗi bé về biển đa phần là những dấu ấn đẹp. Nó được thể hiện thông qua lời kể, thái độ của các bé khi thảo luận về biển. Với những kiến thức mới mà chúng ta đã tìm hiểu về chủ đề: Biển. Cô hy vọng các bạn sẽ truyền tải chúng để cho cô và các bạn biết rằng con đã biết gì về biển qua hoạt động : làm album về biển ngay khi chúng ta về lớp nhé!



Friday, November 9, 2012

Hãy cùng đến xem

 Cùng chơi hết mình với những trò chơi cuối tuần do cô Ngà tổ chức nhé!

 Trò chơi :" Xếp que hình học "


 


  


 


 Trò chơi:" Ném túi cát "
 











Trò chơi:" Chiếc ghế vô địch "